Mật ong rừng già BH.NÔNG

Mật ong rừng già BH.NÔNG

  • 370.000

Một đặc sản của “Cô gái Bh.nong” – Quảng Nam.

Thương hiệu: Cô gái Bh.Nông

Đóng gói: chai 400ml

Hạn sử dụng: 1 năm (xem trên bao bì)

Chia sẻ:
Liên hệ với freSy qua Zalo

Mật ong nguyên chất rừng già

1. Thời này làm gì còn mật ong rừng thiệt. Nếu có chắc cũng “nuôi trong rừng”?

Rất nhiều người không tin trên đời này có mật ong rừng thật. Lý do là người bán mật giả, lừa đảo đang tràn lan trên thị trường. Lòng tin của người tiêu dùng cũng vì thế mà suy giảm. Nhưng những cánh rừng nguyên sinh ở Việt Nam vẫn còn, tới mùa nắng nóng ong vẫn kéo về làm tổ trên cây cao, ở lùm thấp, trong hốc đá, trong bọng cây…Tại các huyện miền núi Quảng Nam, rừng già vẫn bao la và mật rừng vẫn có. Mỗi năm vẫn có hàng ngàn người dân (chủ yếu người đồng bào) mưu sinh bằng nghề săn mật ong rừng. MẬT RỪNG RẤT QUÝ NHƯNG VÀO MÙA THÌ KHÔNG HIẾM.

2. Đã là Mật ong rừng thì vùng nào, tổ nào, chai nào cũng giống nhau?

Mật ong rừng mỗi vùng (Bắc – Trung – Nam) sẽ có màu sắc, mùi vị, hương thơm, độ đặc – lỏng, khí gas (bọt) nhiều hay ít khác nhau. Ngoài ra còn phụ thuộc vào thời điểm khai thác (đầu – giữa – cuối mùa) hay từng cánh rừng, từng tổ. Loại hoa rừng sẽ quyết định mật. Mật ong rừng có màu sắc rất đa dạng, từ vàng nhẹ, vàng tươi, cánh dán, sẫm thậm chí có tổ để lâu sẽ đen như nước tương. Độ ngọt cũng tùy từng tổ: ngọt gắt, ngọt thanh, ngọt đậm, có tổ hơi chua, khé cổ…Có tổ mật đặc quánh cũng có tổ loãng hơn, có tổ khí gas dữ dội (bọt trắng như bia) cũng có tổ không có.

Đã là ong rừng già nguyên sinh thì phụ thuộc hoàn toàn vào thiên nhiên, con người không thể can thiệp được. Đi săn gặp được tổ nào thì lấy tổ đó. Mọi người hay có thói quen dùng sản phẩm phải y hệt nhau thì khi dùng mật ong rừng sẽ hay thắc mắc. Tuy nhiên, đó là đặc tính của mật rừng thiên nhiên rồi. Miễn là mật rừng nguyên chất – đảm bảo không pha trộn, thì đều quý và tốt cho sức khỏe – sắc đẹp!

3. Những cách test như cho vào tủ đông đá, nhỏ giọt mật vào nước, nhúng cộng hành, làm chín quả trứng…có chính xác không?

Những cách thử đều không chính xác tuyệt đối, không có cơ sở khoa học. Chỉ là mọi người dùng một vài chai, tự rút ra kết luận và truyền tai nhau.

4. Mật ong rừng bị kiến bu có phải là mật pha đường? Sao tổ mật ở trên cây kiến không bu?

Trong mật ong chứa 60%-65% là đường, đường dưới dạng glucose và fructose. 17% là nước và 23 % còn lại chính là các vi chất dinh dưỡng và các vitamin. Hay nói một cách đơn giản mật ong cũng là đường nhưng nó thơm ngon, cao cấp và mang lại nhiều công dụng tuyệt vời hơn đường. Nó chứa phân tử đường nên kiến bu là chuyện hoàn toàn bình thường. Tổ còn trên cây có con ong bảo vệ tổ thì lũ kiến không ngang nhiên vào ăn mật được.

5. Mật rừng để tủ lạnh ngăn mát được không?

Mật ong là một trong số những thực phẩm tuyệt đối không để trong ngăn mát tủ lạnh. Vì ở nhiệt độ đó (6 – 20 độ C) mật dễ bị kết tinh. Tốt nhất nên để nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.

6. Mật ong rừng để càng lâu càng tốt đúng không?

Không. Mật ong rừng là thực phẩm có hạn sử dụng tối đa 2 năm. Nhưng sử dụng tốt nhất trong 1 năm. Mọi người cũng không nên mua quá nhiều vì mỗi năm lại có mùa. Chỉ nên mua dùng đủ trong 1 năm rồi lại mua mật mùa mới.

7. Mật rừng có bị kết tinh không? Kết tinh là dỏm (pha đường) phải không?

Đóng đường (kết tinh) là phản ứng hóa học RẤT TỰ NHIÊN của MẬT ONG THÔ CHƯA QUA XỬ LÝ. Là hiện tượng mật ong chuyển từ dạng lỏng sang dạng hạt (bao gồm cả hạt mịn và hạt to/thô).

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH KẾT TINH CỦA MẬT ONG như nhiệt độ bảo quản, nguồn hoa, hàm lượng nước, đường, phấn hoa trong mật…Chỉ có một số loại mật nuôi khó kết tinh hoặc mật cuối mùa khó kết tinh hơn.

Kết tinh tự nhiên khi xử lý (bỏ ra khỏi ngăn mát hay ngâm nước nóng vài lần) sẽ hết. Còn kết tinh do pha đường thì hạt kết tinh to, khó xử lý.

8. Mật ong rừng có quanh năm không? Có mấy loại?

Mật ong rừng mỗi năm chỉ có 1 mùa, thường là mùa nắng, mùa hoa rừng nở rộ. Sẽ tùy thời tiết từng năm và từng vùng miền. Dao động từ tháng 3 âm lịch tới tháng 8 âm lịch.

Thông thường có 4 loại: ong khoái (tổ to nhất, hay làm tổ ở cây cao), ong ruồi (tổ nhỏ, làm tổ ở nhánh cây thấp hay lùm cây thấp), ong dú (làm tổ ở hốc cây), ong lỗ (làm tổ dưới đất).

9. Đi săn và khai thác mật ong rừng Bh.nong như thế nào?

Sau khi đi tìm tổ, thợ sẽ mặc đồ bảo hộ, leo lên cây, xua ong đi và chỉ cắt lấy phần bọng mật. Phần tầng ong con sẽ giữ lại trên cây để ong tiếp tục hút nhụy hoa về cho mật tiếp. Đó là cách khai thác văn minh, không phá họa thiên nhiên (không dùng khói lửa), hạn chế giết ong và mang tính bảo tồn.

Câu trả lời dựa trên tài liệu khoa học, các bài viết của chuyên gia và kinh nghiệm thực tế của các bậc tiền bối trong nghề ong. Đặc biệt là 5 năm đi rừng, kinh doanh mật ong rừng của Minh Nga – CEO “Cô gái Bh.nong”. Mọi người xem kỹ để hiểu rõ về đặc tính của Mật ong rừng tự nhiên trước khi mua và sử dụng ạ!