Việt Nam

[Tiền Giang] Các hợp tác xã tích cực liên kết với doanh nghiệp tiêu thụ lúa gạo hàng hóa

Blog


Hiện nay, Tiền Giang xây dựng được 141 hợp tác xã nông nghiệp - thủy sản với trên 40.000 thành viên đang có nhiều hoạt động tích cực trên lĩnh vực tổ chức lại sản xuất, đổi mới nông nghiệp - nông thôn mà đặc biệt là tích cực liên kết với các doanh nghiệp, đại lý, cơ sở xay xát,... theo mô hình Cánh đồng lớn nhằm giải quyết đầu ra cho hạt lúa hàng hóa, đảm bảo thu nhập cho nông dân địa phương, bà con an tâm đẩy mạnh thâm canh, tăng năng suất, sản lượng và chất lượng nông sản.

freSy with passion

Hình thức liên kết với doanh nghiệp đa dạng, hợp lý, tùy theo đặc thù từng địa bàn và thỏa thuận của các đơn vị với nông dân, xã viên, như: Doanh nghiệp đầu tư ứng trước một phần vật tư đầu vào (giống, thuốc bảo vệ thực vật); doanh nghiệp đầu tư vật tư và bao tiêu toàn bộ sản phẩm; doanh nghiệp không đầu tư vật tư đầu vào mà bao tiêu sản phẩm đầu ra... với tổng diện tích liên kết hàng năm bình quân khoảng 5.000 ha. Đi tiên phong liên kết tiêu thụ lúa theo mô hình Cánh đồng lớn có các hợp tác xã như: Mỹ Trinh, Mỹ Quới (huyện Cái Bè); Mỹ Thành Bắc, Mỹ Thành Nam (huyện Cai Lậy); Tăng Hòa (huyện Gò Công Đông),… Đặc biệt, Hợp tác xã Nông nghiệp kinh doanh tổng hợp Bình Nhì (huyện Gò Công Tây) đã liên kết với doanh nghiệp xây dựng Cánh đồng lớn với quy mô 300 ha, có 600 hộ nông dân tham gia, đồng thời còn tổ chức trồng 40 ha lúa VietGAP. Đây là mô hình mới, mở hướng phát triển vững chắc cho kinh tế hợp tác trên lĩnh vực nông nghiệp trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghệ 4.0.

Tại huyện Cai Lậy nằm trong vùng kiểm soát lũ phía Tây, qua 03 vụ sản xuất liên tiếp: Đông xuân, Xuân hè và Hè thu 2020, các đơn vị: Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Mỹ Thành Bắc, Hợp tác xã Green Vina Tiền Giang, Hợp tác xã Nông nghiệp Mỹ Thành Nam... không chỉ thực hiện liên kết với các doanh nghiệp như Công ty TNHH ADC, Đại lý vật tư nông nghiệp Thế Hiển, Công ty TNHH Dịch vụ kỹ thuật Đồng Tháp Mười... mà còn trực tiếp hợp đồng tiêu thụ lúa hàng hóa cho nông dân trên tổng diện tích 1.400 ha. Dự kiến trong năm 2020, huyện Cai Lậy nâng diện tích liên kết sản xuất theo mô hình Cánh đồng lớn lên 2.150 ha. Ông Lê Văn Hưng, Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp Mỹ Thành Nam cho biết, Hợp tác xã liên kết với Công ty TNHH ADC, sản xuất theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp trên diện tích 100 ha lúa GlobalGAP theo phương thức đầu tư vật tư, giống đầu vào và thu mua sản phẩm với giá cao hơn thị trường từ 200 - 300 đồng/kg tùy theo vụ sản xuất.

freSy with passion

Huyện Gò Công Tây nằm trong vùng Ngọt hóa Gò Công, phía Đông tỉnh là một trong những đơn vị tích cực mở rộng diện tích liên kết sản xuất theo mô hình Cánh đồng lớn trên diện tích mỗi năm khoảng 2.000 ha. Ông Mai Đức Tấn, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Gò Công Tây chia sẻ, địa phương tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp tham gia liên kết sản xuất với các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn nhằm giải quyết đầu ra cho nông sản hàng hóa, nông dân an tâm đẩy mạnh thâm canh theo khoa học - công nghệ. Đi đầu có các Hợp tác xã Nông nghiệp Bình Nhì (xã Bình Nhì), Hợp tác xã Nông nghiệp dịch vụ Bình Tây (xã Thạnh Nhựt) liên kết với các doanh nghiệp: Công ty TNHH HK, Doanh nghiệp Hai Thanh, Công ty TNHH Vinh Hiển, Doanh nghiệp Hoàng Thiện,...

Công ty TNHH HK hợp đồng liên kết với nông dân thực hiện khoảng 100 ha lúa hữu cơ, giống VD 20 đặc sản vùng Gò Công tại 02 xã Đồng Thạnh và Vĩnh Hựu đạt chuẩn xuất khẩu sang Châu Âu. Theo ông Châu Minh Hải, Giám đốc Công ty TNHH HK, doanh nghiệp thực hiện liên kết sản xuất với nông dân đến nay đã qua 05 năm liên tiếp. Thông qua liên kết, không chỉ bảo đảm thu mua lúa trong hợp đồng cao hơn thị trường bình quân 200 đồng/kg so với giá lúa thời điểm, doanh nghiệp còn chuyển giao kỹ thuật, hướng nông dân trồng lúa hữu cơ đạt chuẩn xuất sang Châu Âu, bảo đảm an toàn và truy xuất được nguồn gốc. Ông Năm Tiết trồng 01 ha lúa VD 20 tại xã Đồng Thạnh bộc bạch, nhiều năm nay, ông liên kết trồng lúa đặc sản với Công ty TNHH HK theo hướng hữu cơ xuất sang Châu Âu. Theo hợp đồng, phải tuân thủ quy trình canh tác do doanh nghiệp hướng dẫn, chỉ sử dụng phân và thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hữu cơ, bảo vệ được môi sinh, môi trường và sức khỏe, Công ty mua giá cao hơn thị trường bình quân 200 đồng/kg.

freSy with passion

Còn Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Tăng Hòa (huyện Gò Công Đông) cũng đang liên kết tiêu thụ với 02 doanh nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh, gồm: Công ty TNHH Thương mại - Sản xuất Quy Nguyên và Công ty TNHH Thương mại - Dịch vụ nông nghiệp Xuân Hương. Các doanh nghiệp này bao tiêu toàn bộ sản phẩm lúa sạch của Hợp tác xã và đầu tư phân bón lá miễn phí cho nông dân.

Theo ông Võ Văn Lập, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tỉnh Tiền Giang, trên cơ sở những kết quả đạt được, trong giai đoạn 2020 - 2025, tỉnh Tiền Giang tiếp tục phát huy vai trò các hợp tác xã trong việc liên kết với doanh nghiệp theo mô hình Cánh đồng lớn nhằm giải quyết đầu ra cho hạt lúa hàng hóa gắn với các nội dung tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp, thích ứng biến đổi khí hậu. Tỉnh phấn đấu đến năm 2025, 100% hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn đều liên kết với các doanh nghiệp trong cung cấp dịch vụ đầu vào và bao tiêu sản phẩm đầu ra cho nông dân tại các vùng trọng điểm về sản xuất lúa gạo tại địa phương.

freSy with passion

Nguồn: Internet

Bài viết khác

The ÂN - Working with love
Tài trợ & Đối tác
The ÂN - Working with love
KHỞI NGHIỆP CÔNG NGHỆ THÔNG TIN: HÀNH TRÌNH TỪ Ý TƯỞNG ĐẾN THÀNH CÔNG
The ÂN - Working with love
The ÂN - Working with love
Tình yêu thương

đến từ khách hàng của freSy!

Nhận tin mới nhất