Vào ngày cuối cùng của năm, các gia đình sẽ thường tổ chức buổi lễ tất niên. Vậy mâm cúng tất niên đơn giản gồm những gì? Mâm cỗ tất niên ở các vùng miền sẽ có sự khác nhau như thế nào? Cùng freSy tham khảo ngay qua bài viết dưới đây nhé!
Lễ cúng tất niên là nghi thức truyền thống trong ngày Tết, thường diễn ra vào những ngày cuối của năm Âm lịch. Tuy nhiên, tùy theo từng vùng miền và hoàn cảnh cụ thể mà có thể tổ chức lễ cúng tất niên sớm hơn. Mục tiêu chính của nghi thức này là ghi nhận sự kết thúc của năm cũ và sẵn sàng đón chào năm mới.
Trong lễ cúng tất niên, bạn sẽ cần chuẩn bị các loại đồ cúng, sau đó dọ cỗ để mời gia đình và bạn bè thân thiết tham dự. Cả gia đình sẽ tụ họp bên bữa cơm ấm áp, tận hưởng không gian ấm cúng và chia sẻ những câu chuyện về những sự kiện trong năm qua.
Mâm cúng tất niên được chuẩn bị đặc biệt hơn so với những ngày thông thường. Bởi vì đây là một trong những bữa ăn quan trọng nhất của năm. Vào dịp này, chúng ta tụ họp lại để tổng kết một năm đã trôi qua - nhìn lại những thành tựu đã đạt được, những mục tiêu chưa hoàn thành, đóng lại những nỗi lo âu và chào đón năm mới với nhiều may mắn, yên bình.
Mâm cỗ cuối năm cũng là lúc mọi người quây quần bên gia đình, tận hưởng sự đoàn viên và hạnh phúc. Sau một năm vất vả làm việc, học tập ở nơi xa thì đây là dịp chúng ta có trở về với gia đình, tham gia vào bữa cơm tối ấm áp. Đặc biệt, đây còn là cơ hội để mời ông bà và tổ tiên của chúng ta về ăn Tết.
Mâm cỗ tất niên như thế nào còn tùy thuộc vào tình hình kinh tế của từng gia đình và truyền thống văn hóa của từng khu vực. Tuy nhiên, quan trọng là phải đảm bảo các món đồ cần thiết theo yêu cầu. Cùng tìm hiểu mâm cỗ tất niên ở 3 miền như thế nào?
Đối với người miền Bắc, mâm cỗ tất niên luôn phải được chuẩn bị rất cầu kỳ. Mâm cỗ có thể được chia thành hai loại: mâm cỗ nhỏ và mâm cỗ lớn. Với mâm cỗ nhỏ, cần phải có 4 bát và 4 đĩa. Trong khi đó, mâm cỗ lớn có thể có 6 bát, 6 đĩa hoặc thậm chí 8 bát và 8 đĩa. Điều đặc biệt là mâm cỗ lớn thường được xếp thành tầng, thường từ 2 đến 3 tầng.
Các món ăn truyền thống như bát giò heo hầm măng lưỡi lợn, bát miến, bát bóng thả, bát mọc... Còn trong phần đĩa của mâm cỗ thường sẽ có đĩa giò lụa, đĩa thịt gà, đĩa chả quế, đĩa thịt heo…
Mâm cúng tất niên miền Trung gồm những gì? Tương tự như ở các vùng khác như miền Bắc và miền Nam, người dân miền Trung cũng dành thời gian bận rộn chuẩn bị cho bữa tất niên. Trong mâm cỗ Tết của họ, không cần phải có đủ số lượng bát đĩa nhất định 4-4, 6-6 hay 8-8 như miền Bắc. Tuy nhiên, vẫn đảm bảo có đủ những món đặc sản truyền thống như giò lụa, măng khô, thịt gà, thịt lợn, miến xào, bánh chưng/bánh tét, chả ram…
Trong mâm cỗ tất niên của người miền Nam sẽ thường có bánh tét, chả giò, canh măng, nem, gỏi tôm thịt, thịt kho tàu, đĩa củ cải và nhiều món ăn khác. Người miền Nam thường thích các món ăn nguội như bánh tét, canh khổ qua nhồi thịt, dưa giá, củ cải ngâm nước mắm, thịt lợn luộc, dưa giá, củ kiệu… để cúng ông bà tổ tiên.
Thời gian cúng tất niên thường thay đổi tùy theo gia đình. Dù vậy, 2 ngày cuối cùng của năm cũ vẫn được coi là thời điểm lý tưởng nhất để tổ chức tất niên. Tuy nhiên, vẫn có một số gia đình chọn thực hiện nó sớm hơn. Vậy nên, cùng tham khảo những ngày, giờ tốt để làm mâm cúng tất niên đơn giản.
Lễ cúng tất niên thường diễn ra vào ngày 30 tháng Chạp nếu là năm đủ và 29 tháng Chạp nếu là năm thiếu. Lễ cúng sẽ thường được tổ chức vào buổi trưa hoặc chiều tối.
Tuy nhiên, thời gian tổ chức mâm cúng tất niên đã có sự thay đổi trong nhiều năm trở lại đây. Nhiều gia đình có thể quyết định tổ chức cúng tất niên sớm hơn mà không cần phải chờ đến ngày 30 hoặc 29 Tết như truyền thống.
Mâm cỗ tất niên thường được tổ chức vào buổi chiều tối ngày 30 Tết (đối với tháng đủ). Theo nhiều chuyên gia, có thể chọn khung ngày giờ tốt để làm lễ cúng tất niên tại gia đình như sau:
Về cơ bản, cúng tất niên dù vào thời gian nào thì cũng với ý nghĩa là đón ông Táo, tổ tiên về nhà, cùng con cháu ăn Tết. Điều này thể hiện sự sum họp, đoàn kết và ấm cúng của gia đình. Tuy nhiên, tốt nhất là bạn nên cúng vào ngày cuối cùng trong năm để tuân theo phong tục từ xưa mà cha ông đã truyền lại.
Cũng giống nhiều lễ cúng khác trong năm, lễ tất niên đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Mặc dù không cần phải quá phức tạp hay trang trọng, nhưng gia chủ cần lưu ý một số điều quan trọng:
Nên làm mâm cúng tất niên ngoài trời hay trong nhà? Nên bày mâm ngũ quả trước hay sau khi cúng? Cách để bày mâm cỗ tất niên đơn giản như thế nào? Đây là những thắc mắc của nhiều người khi thực hiện mâm cúng cuối năm. Cùng Sforum tìm hiểu các câu trả lời dưới đây:
Theo những nhà chuyên môn về văn hóa, thông thường lễ cúng tất niên sẽ được tổ chức tại bàn thờ gia tiên hoặc nơi thờ thần linh trong mỗi gia đình. Trước ngày tổ chức lễ cúng tất niên, bạn cần phải có sự chuẩn bị và dọn dẹp bàn thờ để đảm bảo sạch sẽ.
Vào ngày cúng tất niên, toàn bộ thành viên trong gia đình tập trung lại để nấu bữa cơm cuối năm. Sau đó, thực hiện lễ cúng này cho tổ tiên và thần linh. Nếu có điều kiện, một số gia đình có thể tổ chức lễ cúng tất niên ở nơi ngoài trời, ngoài sân, nhưng điều này không phải là điều bắt buộc.
Tùy thuộc vào điều kiện cụ thể mà cách bày mâm cơm cúng ngoài trời có thể khác nhau. Tuy nhiên, sẽ thường có các lễ vật chính như: Bánh chưng, hoa tươi, trầu cau, vàng mã… Ngoài các lễ vật này, các gia đình cũng cần chuẩn bị các món ăn đặc trưng của vùng miền cũng như các món ăn phù hợp với khẩu vị của những người tham dự.
Trên bàn thờ, cần phải có đủ nến và đèn để tạo không gian sáng ấm. Việc sắp xếp trên bàn thờ có thể thay đổi dựa trên kích thước, sở thích của gia chủ và phong tục địa phương. Quan trọng nhất là đảm bảo rằng không gian này trở nên ấm áp và trang nghiêm.Hoa cúng tất niên thường là hoa ly, lay ơn hoặc hoa cúc. Gần đây, một số gia đình còn thêm cành đào nhỏ vào bàn thờ cúng, làm cho không gian Tết cuối năm trở nên thêm phần phong cách và thú vị.
Mâm ngũ quả là biểu tượng của sự ước nguyện và thịnh vượng, thể hiện niềm khát khao của con người dành cho cuộc sống đủ đầy và hạnh phúc. Mâm ngũ quả thường được bày vào buổi chiều của ngày tất niên, tức là chiều 30 Tết hoặc 29 Tết (trong những năm không có ngày 30 Tết) và đặt trước lễ cúng. Cách bày mâm ngũ quả cũng sẽ thay đổi tùy theo văn hóa và truyền thống địa phương.
Tổng hợp từ Internet.