Việt Nam

Ngày 23 Tháng Chạp trong Tết Việt Nam

Blog


Trong văn hóa truyền thống của người Việt Nam, lễ cúng ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp (Tết Ông Công, Ông Táo) là một phong tục mang đậm ý nghĩa tâm linh, được thực hiện hàng năm với mong muốn đón một năm mới đầy may mắn và hạnh phúc.

freSy with passion

Nguồn Gốc:

Phong tục này bắt nguồn từ niềm tin rằng Ông Táo (Táo Quân) là vị thần bảo hộ cho gia đình, đặc biệt là ở gian bếp - nơi được coi là trái tim của cả gia đình.

Theo quan niệm, vào ngày 23 tháng Chạp, Ông Táo sẽ lên chầu trời, báo cáo với Ngọc Hoàng về những việc làm, sự vụ, những điều tốt - xấu của mỗi gia đình trong suốt một năm qua.

Lễ Vật Dâng Cúng:

freSy with passion

Các lễ vật thường bao gồm:

  • Mâm cỗ cúng: Thông thường trên mâm cúng của những nhà bình dân thì chỉ cần có xôi gấc / xôi đậu xanh / xôi ngũ sắc..., chè trôi nước / chè đậu xanh / chè bông cau..., bánh chưng / bánh tét, hoa vạn thọ / hoa cúc..., trái cây tùy chọn. Còn ở những gia đình cầu kỳ hơn thì sẽ có thêm các món ăn truyền thống ngày tết như con gà luộc, heo quay, cá chiên, canh khổ qua, rau củ xào... tùy theo mong muốn hoặc nhu cầu của gia đình. Đừng quên bày thêm 3 cái chén, 3 đôi đũa, 3 cái muỗng và 3 ly trà nước nghen!
  • Cá chép: Đại diện cho phương tiện mà Ông Táo sử dụng để lên trời. Người ta thường thả cá chép sống vào chậu thủy tinh, lọ bình sành sứ hoặc mua hình cá chép giấy để cúng.
  • Vàng mã: Các loại vàng mã, tiền vàng bạc giấy để đốt cúng, tượng trưng cho việc cung cấp tài sản cho Ông Táo trên thiên đình.

Điều Kiêng Kỵ và Việc Nên Làm:

Ngày 23 tháng chạp là ngày ông Táo về trời. Vào ngày này, các gia đình Việt luôn chuẩn bị mâm cỗ, vàng mã để tiễn đưa ông Táo về trời. Vì là phong tục rất quan trọng vào những ngày cuối năm nên gia chủ khi cúng đều rất quan tâm đến những vấn đề kiêng kỵ để không mạo phạm đến thần linh.

freSy with passion
  • Kiêng kỵ: Tránh làm việc gì đó mang tính chất xui xẻo, gây hại cho người khác, hay mất mát trong gia đình. Có một điều cần phải nhớ trong ngày này đó là không cúng sau 12 giờ trưa ngày 23 bởi sau 12 giờ trưa là thời điểm các ông Công ông Táo đã về trời. Không nên thả cá chép từ trên cao xuống vì cá chép là phương tiện để Táo Quân về trời được xem như là biểu tượng của thần linh chính vì vậy các gia đình thả cá chép từ trên cao xuống hay bọc cá chép trong bao nilon rồi thả xuống được xem như là hành động mạo phạm, mất ý nghĩa tâm linh.
  • Việc nên làm: Dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, tạo không gian thoáng đãng, tươm tất để đón thần may mắn. Xông trầm hoặc các loại tinh dầu phù hợp để tẩy uế nhà cửa, nghênh đón tài lộc. Ngoài ra, ngày này cũng là dịp để mọi người trong gia đình tụ họp, sum họp bên nhau, cùng nhau chuẩn bị và thực hiện nghi thức cúng.
freSy with passion

Ý Nghĩa Tâm Linh:

Qua nghi thức này, mọi người thể hiện lòng biết ơn và sự tôn kính đối với vị thần bảo hộ gia đình, đồng thời cầu mong một năm mới an lành, hạnh phúc và thành công. Lễ cúng Ông Táo không chỉ là một phong tục, mà còn là dịp để mọi người trong gia đình quây quần, gắn kết tình cảm, nhìn lại một năm đã qua và hướng tới những điều tốt đẹp phía trước.

(Minh Nhật)

Bài viết khác

The ÂN - Working with love
Tài trợ & Đối tác
The ÂN - Working with love
KHỞI NGHIỆP CÔNG NGHỆ THÔNG TIN: HÀNH TRÌNH TỪ Ý TƯỞNG ĐẾN THÀNH CÔNG
The ÂN - Working with love
The ÂN - Working with love
Tình yêu thương

đến từ khách hàng của freSy!

Nhận tin mới nhất