Tết Nguyên Đán là lễ hội văn hóa truyền thống có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với người dân Việt Nam. Điều đặc biệt là sự khác biệt về văn hóa, lối sống đã tạo nên những đặc điểm riêng trong phong tục tập quán đón Tết của mỗi miền Bắc – Trung – Nam. Nếu Tết miền Nam sôi động, nhộn nhịp, Tết miền Trung giản dị, mộc mạc thì Tết miền Bắc lại thể hiện rõ nhất những nét đặc trưng của Tết cổ truyền Việt Nam.
Tại miền Bắc, những ngày đầu xuân có thời tiết khá lạnh với nhiệt độ trung bình từ 12 – 18 độ C. Kèm theo đó là những cơn mưa phùn lất phất và cơn gió mang theo hơi lạnh. Với thời tiết như vậy, trang phục ngày Tết ở miền Bắc thường được lựa chọn sao cho vừa đẹp mắt, vừa giữ ấm tốt. Người dân miền Bắc đa phần đều diện các trang phục mùa đông như: áo len, áo khoác, khăn quàng cổ, giày boot,… Ngoài ra, áo dài truyền thống cũng được nhiều người lựa chọn mặc đi du xuân đầu năm.
Sự khác biệt về thời tiết so với miền Nam ấm áp là do vị trí địa lý của Việt Nam trải dài trên nhiều vĩ độ. Điều này gây ra sự phân hóa về thời tiết rõ rệt giữa 2 miền Bắc – Nam. Riêng miền Trung sẽ có sự giao thoa giữa các vùng miền với tiết trời mát mẻ, không quá lạnh và không quá nóng.
Miền Bắc Việt Nam là khu vực có tầm quan trọng về lịch sử – văn hóa của cả nước, nơi lưu giữ nhiều di tích, danh lam thắng cảnh và phong tục tập quán ngàn đời. Những phong tục đặc trưng của ngày Tết miền Bắc cũng tạo nên bức tranh đa dạng, nhiều màu sắc cho cái Tết cổ truyền Việt Nam.
Những phong tục ngày tết miền Bắc:
Nếu miền Nam và miền Trung thường hay chưng mai vào dịp Tết thì người miền Bắc lại ưa chuộng những cành đào tươi thắm, khoe đầy lộc xuân. Ngay từ những ngày đầu tháng Chạp, trên khắp mọi nẻo đường đã tràn ngập không khí Tết với những cành đào rực rỡ. Người người nhà nhà cũng nô nức đi chợ hoa Tết để chọn được cho mình một gốc đào đẹp ưng ý để bày biện trong nhà. Người dân miền Bắc chuộng “chơi” đào bởi loài hoa này rất thích hợp với khí hậu se lạnh của nơi đây, đồng thời nó cũng thường nở vào đúng dịp Tết Nguyên đán.
Theo quan niệm của người dân miền Bắc, màu sắc rực rỡ của hoa đào còn tượng trưng cho sự may mắn và sung túc trong năm mới. Chính vì vậy, chưng hoa đào ngụ ý như rước lộc vào nhà. Nếu bạn có dịp đến với Hà Nội hay bất kỳ tỉnh thành nào khác ở miền Bắc vào dịp Tết, bạn chắc chắn sẽ được chiêm ngưỡng những vườn đào nở rộ rợp trời.
Ngoài hoa đào, người dân miền Bắc cũng rất thích chưng quất. Bởi theo quan niệm xưa, những chậu cây quất xum xuê, sai trĩu quả sẽ mang đến nhiều may mắn, tài lộc và vượng khí cho gia đình vào năm mới.
Một trong những nét đặc trưng riêng của cái Tết miền Bắc đó chính là tục dựng cây nêu. Vào những ngày đầu năm mới, người dân miền Bắc, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số sẽ dựng một cây nêu trước nhà. Theo quan niệm xưa, từ ngày 23 tháng Chạp, khi các chư vị thần linh (ông Công, ông Táo) bay về chầu trời, ma quỷ sẽ bắt đầu quấy phá. Việc dựng cây nêu ngày Tết mang ý nghĩa xua đùa tà ma, bảo vệ cuộc sống yên bình của mọi nhà. Ngoài ra, với các gia đình làm nông, tục dựng cây nêu còn mang ý nghĩa cầu mong cho một năm mới ấm no, đủ đầy, mưa thuận gió hòa.
Cây nêu ngày Tết thường được làm từ tre, dài khoảng 5 đến 6 mét. Phía trên ngọn tre thường được treo lọng tàn và 5 con cá chép với 5 màu sắc đại diện cho Ngũ hành. Ở một số địa phương, người dân còn treo thêm đèn lồng hoặc câu đối đỏ để cầu chúc một năm mới an khang thịnh vượng, vạn sự như ý.
Người miền Bắc luôn rất coi trọng và gìn giữ những phong tục truyền thống từ xa xưa. Một trong những phong tục Tết miền Bắc vẫn còn được lưu giữ qua bao đời là lễ cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm. Ông Công ông Táo được biết đến là những vị thần cai quản nhà cửa, giúp ngăn chặn ma quỷ quấy phá và mang lại cuộc sống bình yên cho gia đình. Cứ vào 23 tháng Chạp hàng năm, người dân miền Bắc lại chuẩn bị mâm cỗ để tiễn đưa ông Công ông Táo về trời và thay mặt gia chủ báo cáo với Ngọc Hoàng những công việc của gia đình trong năm.
Mâm cúng ông Công ông Táo thường được chuẩn bị đầy đủ với bộ ba áo mũ, hoa quả và mâm cỗ mặn. Đặc biệt, người dân còn mua cá chép sống và phóng sinh với ngụ ý cá chép hóa rồng đưa ông Táo về trời. Đây là phong tục đặc trưng của ngày Tết miền Bắc với ý nghĩa cầu mong năm mới bình an, no ấm đủ đầy.
Mâm ngũ quả là một phần không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền Việt Nam. Cứ dịp Tết đến Xuân về, người người nhà nhà lại chuẩn bị những mâm ngũ quả tươm tất để thể hiện lòng thành kính đối với ông bà tổ tiên và cầu mong một năm mới an lành. Khác với miền Nam thường bày mâm ngũ quả theo “cầu – dừa – đủ – xoài”, mâm ngũ quả của miền Bắc thường gồm 5 loại quả với 5 màu sắc khác nhau, tương ứng với Ngũ hành “Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ”.
Các loại quả thường thấy trên mâm ngũ quả ngày Tết miền Bắc như:
Ngoài ra còn nhiều loại quả mang ý nghĩa khác như: dưa hấu, lựu, mãng cầu, táo, sung,…
Nhắc đến Tết cổ truyền miền Bắc, ta sẽ nghĩ ngay đến các mâm cỗ truyền thống. Với người dân miền Bắc, mâm cỗ ngày Tết phải có đầy đủ các món ăn như gà luộc, chả giò, bánh chưng, dưa hành, thịt đông,… Trong đó, bánh chưng là biểu tượng ẩm thực của mâm cỗ ngày Tết ở miền Bắc. Chính vì vậy mà phong tục gói bánh chưng đã trở thành một phần văn hóa không thể thiếu của người dân miền Bắc mỗi dịp Tết đến Xuân về.
Gói bánh chưng cũng là hoạt động truyền thống mà rất nhiều người trông đợi mỗi dịp Tết cổ truyền. Bởi vậy khi nhắc đến Tết miền Bắc mới có câu “Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ/ Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh”. Đây không chỉ là nét văn hóa truyền thống đáng được lưu giữ mà đã trở thành một phần trong đời sống tinh thần của người dân nơi đây. Những chiếc bánh chưng vuông vức đẹp mắt sẽ là cách mọi người thể hiện lòng tôn kính với tổ tiên và đất trời.
Tục xông đất là một phong tục truyền thống lâu đời của người Việt Nam, được diễn ra vào thời khắc đầu tiên của năm mới. Theo đó, người đầu tiên bước vào nhà vào ngày mùng 1 Tết sẽ là người xông đất, mang lại cho gia đình nhiều may mắn và bình an.
Tục xông đất ở miền Bắc thường diễn ra vào thời khắc giao thừa hoặc sáng mùng 1 Tết. Người được lựa chọn xông đất thường là những người hợp tuổi, hợp mệnh với gia chủ hoặc đơn giản hơn là người khỏe mạnh, tốt tính, gia đình hòa thuận. Gia chủ thường chuẩn bị sẵn một mâm lễ nhỏ để tiếp đãi người xông đất, thường gồm bánh kẹo, hoa quả, rượu bia,… Ngược lại, người xông đất cũng sẽ mang theo những lời chúc tốt đẹp cho gia chủ và lì xì cho trẻ nhỏ.
Người dân miền Bắc khá coi trọng tục xông đất đầu năm, thế nên họ thường tránh đi chúc Tết vào ngay sáng mùng 1. Bởi nếu vô tình trở thành người xông đất, không hợp ý gia chủ thì rất dễ mang lại những điều không may.
Mừng tuổi hay lì xì là một nét đẹp trong văn hóa ngày Tết của người dân Việt Nam, không riêng gì miền Bắc. Theo quan niệm của người xưa, mừng tuổi đầu năm mới sẽ mang lại cho người nhận nhiều may mắn và tài lộc suốt cả năm. Chính vì vậy, vào những ngày này, con cháu thường tập trung lại để gửi những lời chúc tốt đẹp và mừng tuổi cho ông bà, cha mẹ. Sau đó, ông bà, cha mẹ cũng gửi gắm những lời yêu thương và lì xì lại cho con cháu.
Những phong bao lì xì đỏ thắm mang theo những lời chúc tốt đẹp sẽ là món quà tinh thần vô cùng ý nghĩa đối với mọi người trong dịp đặc biệt này. Ngoài ra, phong tục mừng tuổi đầu năm cũng có thể được thực hiện giữa bạn bè, đồng nghiệp,… với nhau. Mọi người có thể mừng tuổi cho nhau để chúc nhau một năm mới an khang, thịnh vượng.
Miền Bắc nổi tiếng không chỉ với những phong tục tập quán truyền thống mà còn thu hút với những lễ hội đầu xuân nhộn nhịp. Người dân miền Bắc thường cùng nhau trẩy hội đầu xuân và tổ chức các trò chơi dân gian để mang lại không khí tươi vui cho ngày hội. Trong đó, phải kể đến những trò chơi dân gian độc đáo, thú vị trong dịp Tết như:
Một trong những điểm nhấn đặc trưng của Tết miền Bắc là các mâm cỗ Tết đậm chất truyền thống. Dưới đây mà những món ngon ngày tết miền Bắc đặc trưng nhất, không thể thiếu trong mâm cơm đầu năm mới:
Ngoài những món ăn đặc trưng kể trên, mâm cỗ Tết miền Bắc còn có vô số những món ngon ngày Tết khác như: nem rán, gà luộc, miến măng gà, bánh chưng,…
Không riêng gì miền Bắc mà người dân trên khắp mọi miền đất nước đều có quan niệm rằng: “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Chính vì vậy, vào những ngày đầu năm mới, người dân miền Bắc cũng có những điều cần kiêng kỵ để tránh những điều không may cho năm mới. Trong đó có thể kể đến như:
Tết miền Bắc là bức tranh sống động, đậm đà bản sắc văn hóa truyền thống với những phong tục độc đáo và các món ăn đặc trưng. Không khí rộn ràng, vui tươi của ngày Tết mang đến bao cảm xúc khó quên, gợi nhớ về giá trị sum họp và bình an.
Tết Nguyên Đán là dịp lễ quan trọng nhất trong năm của người Việt Nam. Đây là dịp để gia đình sum họp, đoàn viên, quây quần bên nhau. Người Việt Nam thường có nhiều phong tục tập quán trong dịp Tết, như:
Sưu tầm & Tổng hợp.