Việt Nam

[Bản Đồ Tâm Linh] Bản Sắc Phật Giáo Tây Bắc tại Lai Châu

Blog


Nằm giữa mây ngàn Tây Bắc hùng vĩ, Lai Châu không chỉ mê hoặc lòng người bởi cảnh sắc núi non trùng điệp, mà còn ẩn chứa những địa điểm linh thiêng – nơi giữ gìn tâm linh và bản sắc văn hóa đồng bào vùng cao. Từ Chùa Linh Sơn uy nghi giữa lòng thành phố đến Quần thể Đền thờ vua Lê Thái Tổ và Bia vua Lê Thái Tổ yên bình, mỗi địa điểm là một hành trình khám phá vẻ đẹp thiên nhiên hòa quyện cùng kiến trúc Phật giáo và nét sinh hoạt, tín ngưỡng bản địa. Trong bài viết này, freSy mời bạn ghé thăm 5 địa điểm tâm linh nổi tiếng nhất tại tỉnh Lai Châu, nơi bạn có thể chiêm bái những dãy mái cong cong, lắng nghe tiếng chuông vang giữa núi rừng và cảm nhận những câu chuyện lịch sử xen lẫn truyền thuyết dân gian. Hãy cùng khởi đầu chuyến “hành hương” về miền sơn cước, để tìm thấy phút giây tĩnh lặng giữa thiên nhiên hoang sơ và thấu hiểu sâu sắc hơn tâm hồn người Tây Bắc cùng freSy nhé!

freSy with passion

Chùa Linh Sơn

Giới thiệu

Nằm tọa lạc trên đỉnh đồi thuộc phường Tân Phong, thành phố Lai Châu với địa thế rất đẹp, tứ phía được bao phủ bời đồi núi, mặt trước của Chùa là cảnh quan yên bình của Hồ nước, dưới chân chùa là quán Cafe An Nhiên.

freSy with passion

Lịch sử

Chùa Linh Sơn được xây dựng từ năm 2019 với kiến trúc chữ công chồng diêm mái đao, kết cấu bằng gỗ cổ kính của ngôi chùa miền quê Bắc Việt bên trong có các điện thờ mười phương chư Phật cùng chư Bồ Tát rất trang nghiêm tráng lệ, ở sân chùa Thượng có đài Bồ tát Quan Thế Âm lộ thiên và tháp chuông tạo nên sự gần gũi hài hòa trong đời sống, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tu học cho Phật tử tỉnh nhà. Đây cũng là 1 trong những địa điểm du lịch tâm linh thu hút khách thập phương đến “chiêm bái” và vãn cảnh Chùa.

freSy with passion

Điểm đặc biệt

Được biết, chùa Linh Sơn được đặt đá khởi công xây dựng từ năm 2019. Nơi đây đặt làm Trụ sở Ban Trị sự Phật Giáo tỉnh Lai Châu, trở thành công trình dấu ấn tâm linh của Phật giáo tại “xứ sở hoa ban”. Đây có thể coi là cột mốc văn hóa tâm linh tại vùng phên dậu Tây Bắc của Tổ quốc.

Chùa Linh Sơn với kiến trúc chữ công chồng diêm mái đao, kết cấu bằng gỗ cổ kính với kiến trúc đặc trưng văn hóa chùa miền Bắc, tạo nên cảnh quang hài hòa gần gũi trong đời sống, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tu học cho Phật tử tỉnh nhà.

Nằm tọa lạc trên đỉnh đồi thuộc phường Tân Phong với địa thế rất đẹp, tứ phía được bao phủ bời đồi núi, phóng tầm mắt ra xa chính là cảnh quan yên bình của Hồ nước.

Chùa cũng trung tâm văn hóa tâm linh của Phật giáo tỉnh Lai Châu, nơi tổ chức các nghi lễ tâm linh, giao lưu văn hóa giữa đồng bào các dân tộc vùng núi Tây Bắc.

Chùa Linh Sơn còn là địa điểm thường xuyên tổ chức các chương trình từ thiện dành cho trẻ em nghèo trên địa bàn và các tỉnh miền núi Tây Bắc

Hướng dẫn đường đi

Địa chỉ: Phường Tân Phong, Thành phố Lai Châu, Tỉnh Lai Châu, Việt Nam

Số điện thoại: 0935535514

freSy with passion

Chùa Linh Ứng

freSy with passion

Giới thiệu

Nằm ở độ cao hơn 1.100m so với mực nước biển, cách trung tâm thành phố Lai Châu khoảng 4km, thuộc địa phận bản Lao Tỷ Phùng, xã Nùng Nàng, huyện Tam Đường. Đây là một trong địa điểm tâm linh được người dân và khách thập phương yêu thích, lựa chọn là điểm tham quan, chiêm bái và lễ Phật “số 1” tại Lai Châu được đầu tư xây dựng trên diện tích 5ha với nhiều hạng mục công trình như: Cổng Tam quan, nhà Mẫu, nhà Tổ, nhà Tăng, giảng đường và Tam bảo... được bố trí chỉn chu với sự kết hợp hài hòa giữa thiên nhiên và phật giáo tạo nên một bức tranh phong cảnh mang nhiều sắc thái của chốn tâm linh bình an và tĩnh tại.

Lịch sử

Khởi công xây dựng vào năm 2020 với tổng kinh phí đầu tư trên 100 tỷ đồng. Giai đoạn I của chùa đã hoàn thành và chính thức khánh thành đầu năm 2022. Ban Trị sự Phật giáo Lai Châu cho biết chùa được thiết kế nhằm bảo tồn các giá trị văn hóa tâm linh Bắc Bộ, đồng thời làm nơi sinh hoạt tín ngưỡng cho đồng bào địa phương.

freSy with passion

Điểm đặc biệt

Đây không chỉ là một địa điểm “chiêm bái” cầu bình an, sức khoẻ, tài lộc mà đây còn là một địa điểm “săn mây” được giới trẻ và du khách yêu thích tại Lai Châu. Khi đứng ở điểm cao nhất của đỉnh Lao Tỷ Phùng du khách sẽ được thưởng ngoạn vẻ đẹp thơ mộng, kỳ vĩ của những dãy núi ẩn mình trong mây, những cung đường uốn lượn, những thửa ruộng bậc thang và ngắm trọn vẹn cảnh quan thành phố Lai Châu và nếu đến với đỉnh Lao Tỷ Phùng vào buổi sáng sớm tinh mơ, du khách sẽ ghi lại cho mình những khung hình, thước phim đẹp của trời xanh hòa lẫn với mây trắng bồng bềnh bao phủ tứ phía.

Đường lên chùa vô cùng đẹp. Đặc biệt chùa nằm trên đỉnh Lao Tỷ Phùng, Tam Đường, Lai Châu. Nơi đây là địa điểm săn mây vô cùng nổi tiếng.

Nằm tại bản Lao Tỷ Phùng, xã Nùng Nàng (cách trung tâm thành phố Lai Châu khoảng 4 km), chùa tọa lạc trên đỉnh đồi ở độ cao hơn 1.100 m so với mực nước biển. Từ khuôn viên chùa, du khách có thể phóng tầm nhìn ra những thửa ruộng bậc thang và “biển mây” bồng bềnh quanh năm

Hướng dẫn đường đi

Địa chỉ: Bản Long Tỷ Phùng, Xã Nùng Nàng, Huyện Tam Đường, Tỉnh Lai Châu, Việt Nam

Số điện thoại: 0912542197

Facebook: https://www.facebook.com/chualinhunglaichau

freSy with passion

Quần thể Đền thờ vua Lê Thái Tổ và Bia vua Lê Thái Tổ

freSy with passion

Giới thiệu

Quần thể Đền thờ vua Lê Thái Tổ và Bia vua Lê Thái Tổ (hay còn gọi là Bia Lê Lợi) là một di tích lịch sử quan trọng nằm ở xã Lê Lợi, huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu. Nó được xây dựng để tưởng nhớ công lao của vua Lê Thái Tổ (Lê Lợi) trong công cuộc dẹp loạn và mở rộng vùng đất Tây Bắc.

Lịch sử

Theo Đại Việt sử ký toàn thư ghi lại: Lê Lợi sau khi dẹp giặc Minh lên ngôi Hoàng đế rất chú trọng đến vùng Tây Bắc, coi đây là biên cương phên dậu trọng yếu của Quốc gia. Năm 1432, Lê Lợi cầm quân lên Châu Ninh Viễn (Lai Châu ngày nay) dẹp loạn Đèo Cát Hãn, thống nhất non sông đất nước. Để tưởng nhớ đến công ơn tưởng nhớ công lao người anh hùng dân tộc - Vua Lê Lợi, thành phố Lai Châu đã chọn ngày 12 tháng Giêng (âm lịch) hàng năm là ngày khai hội Đền thờ Vua Lê Lợi.

Nằm cách trung tâm thành phố Lai Châu 110km về phía Tây Nam, quần thể Đền thờ Vua Lê Thái Tổ và Bia Lê Lợi là một trong những di tích lịch sử quan trọng để tưởng nhớ công lao của vị anh hùng dân tộc Lê Lợi trong công cuộc dẹp loạn vùng biên cương, nơi đây đã trở thành điểm đến tâm linh, văn hóa mang ý nghĩa sâu sắc. Tấm Bia Lê Lợi được vua Lê Thái Tổ cho khắc vào vách đá năm 1431, ghi lại sự kiện dẹp loạn và lời răn dạy các tù trưởng địa phương. Năm 2005, Nhà máy Thủy điện Sơn La khởi công, để tránh bị ngập nước phần bút tích, văn Bia của vua Lê Thái Tổ đã được di dời. Năm 2012, Bia Lê Lợi được di dời khỏi vách đá Pú Huổi Chỏ đến khuôn viên Đền thờ vua Lê Thái Tổ cách vị trí cũ 500m.

freSy with passion

Điểm đặc biệt

Đây là một điểm đến tâm linh, văn hóa mang ý nghĩa sâu sắc đối với nhân dân các dân tộc tỉnh Lai Châu nói riêng và vùng Tây Bắc nói chung.

Cứ mỗi dịp tết đến xuân về, UBND huyện Nậm Nhùn tổ chức khai hội đền thờ vua Lê Thái Tổ. Tuy nhiên, từ năm 2025 Lễ hội đã được nâng lên thành Lễ hội cấp tỉnh và sẽ được tổ chức thường niên vào ngày 11 tháng Giêng hằng năm.

Vinh danh:

Bia Lê Lợi là Bảo vật quốc gia khắc bài minh văn của vua Lê Lợi, khắc năm 1431 trên vách đá của bờ bắc sông Đà dưới chân dãy núi Pú Huổi Chỏ, xác định chủ quyền nước Việt đối với vùng lãnh thổ Tây Bắc. Bia hiện ở trong vùng đất xã Lê Lợi và xã Pú Đao huyện Nậm Nhùn tỉnh Lai Châu, Việt Nam.

Bia Lê Lợi được công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia năm 1981. Năm 2012 do nằm trong vùng ngập lòng hồ thủy điện Sơn La, bia Lê Lợi được di dời lên đền thờ vua Lê Lợi cách vị trí cũ 500 mét để lưu giữ. Cuối năm 2016, bia Lê Lợi chính thức được công nhận là Bảo vật quốc gia.

Đầu năm 2017, địa điểm lưu niệm vua Lê Lợi được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng Di tích lịch sử cấp quốc gia. Địa điểm lưu niệm này trở thành nơi người Việt đến tham quan, tìm hiểu giá trị lịch sử, văn hóa của di tích và công lao giữ nước của các bậc tiền bối.

Hướng dẫn đường đi

Địa chỉ: Xã Lê Lợi và Xã Pú Đao, Huyện Nậm Nhùn, Thành phố Lai Châu, Tỉnh Lai Châu, Việt Nam

freSy with passion

Động Tiên Sơn

freSy with passion

Giới thiệu

Động Tiên Sơn với các hang động nằm trong quần thể danh thắng gắn liền với truyền thuyết về 99 ngọn núi, 99 hồ nước của đồng bào dân tộc Lai Châu - đã trở thành nét đẹp riêng mà ít nơi nào có được.

Động Tiên Sơn thuộc dạng hang karst trong khối núi đá vôi. Động nằm cạnh quốc lộ 4D. Động còn có các tên khác là động Đán Đón, Pờ Ngài Tủng, động Đá Trắng, động Bình Lư.

Lịch sử

Truyền thuyết về động Tiên Sơn đã được dân gian lưu truyền qua nhiều thế hệ: 99 ngọn núi chính là biểu tượng của 99 chàng trai khỏe mạnh, cường tráng, còn 99 hồ nước trong xanh chính là 99 người con gái cần cù, xinh đẹp. Những ngọn núi và hồ nước nối tiếp nhau tạo nên bức tường thành ôm giữ một vùng đất đai trù phú, phì nhiêu. Cảnh đẹp và con người nơi đây trở thành nguồn cảm hứng cho ra đời những lời ca tuyệt vời “chín mươi chín ngọn núi chàng trai, chín mươi chín hồ xanh cô gái”...

freSy with passion

Điểm đặc biệt

Động Tiên Sơn có 49 cung nối tiếp nhau chạy dài thông qua hai sườn núi, càng vào sâu bên trong, diện tích các cung càng lớn. Trong động có nhiều thạch nhũ muôn hình muôn vẻ, màu sắc huyền ảo. Dưới lòng động có dòng suối trong vắt chảy qua, luồn lách qua các cung như: Cung công danh, Lạc Long Quân, Mẫu Âu Cơ, Bà Chúa Kho, giải oan, xin con. Tiên Sơn là hang động thiên tạo đẹp nổi tiếng trong vùng còn giữ được vẻ hoang sơ.

Lễ hội văn hóa Động Tiên Sơn diễn ra vào cỡ Rằm tháng Giêng Âm lịch. Lễ hội do xã Bình Lư tổ chức, là hoạt động văn hóa chung của 4 dân tộc: Kinh, Thái, Giáy, Lự. Mỗi dân tộc đều có nét văn hóa riêng, nhưng tất cả đều hướng tới đoàn kết dân tộc và tạo nên sự đa dạng, phong phú về bản sắc.

Vinh danh:

Trong kháng chiến chống thực dân Pháp nơi đây còn là nơi cất giấu lương thực và là căn cứ địa của phong trào cách mạng.

Năm 1996, Bộ Văn hóa - Thông tin ban hành Quyết định số 1460/VH-QĐ, ngày 28-6-1996, công nhận động Tiên Sơn là Di tích lịch sử văn hóa - Danh lam thắng cảnh cấp quốc Gia.

Hướng dẫn đường đi

Địa chỉ: Quốc lộ 4D, xã Bình Lư, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu, Việt Nam

Số điện thoại: 0935535514

freSy with passion

Đền thờ Nàng Han

freSy with passion

Giới thiệu

Đền thờ Nàng Han nằm ở bản Tây An thuộc xã Mường So và bản Phai Cát, xã Khổng Lào, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu. Đây là một địa điểm thờ cúng nhân vật trong truyền thuyết được Nhân dân gọi là Nàng Han (Nàng có nghĩa là con gái, Han có nghĩa là anh hùng).

Đây là một địa điểm thờ cúng nhân vật trong truyền thuyết vô cùng linh thiêng và dần được khách du lịch Tây Bắc chú ý vì những câu chuyện hào hùng nhưng cũng đau thương của nàng Han.

Lịch sử

Truyền thuyết kể lại rằng: Nàng Han là con gái duy nhất của chúa đất người Khơ-mú ở Chiềng Phung, nay thuộc huyện Quỳnh Nhai. Tuy là con gái nhưng Han có tài dùng kiếm, bắn cung xuất chúng nên xin cha được luyện tập cùng quân lính. Cha nàng thuận ý và đặt tên con trai cho nàng là Khum Chương. Khi giặc phương Bắc tràn sang xâm lược, chúa đất mở cuộc thi chọn chủ tướng cầm quân ra trận. Khum Chương đã chiến thắng, được phong làm chủ tướng và làm phó tướng là Khum Lụm.

Khum Chương cùng phó tướng dẫn quân ngược sông Đà, sông Nậm Na, đánh đuổi giặc phương Bắc qua Chiềng Sa đến Si Xoong Pa Na rồi quay về. Về nhà, Khum Chương làm lễ cúng áp Mố Chiêng, còn gọi là lễ tắm gội ngày 30 Tết. Tắm gội xong thì nghe tin giặc giữ phương Bắc sang cướp phá ở Mường Lò. Nàng lại mặc giáp bào, trở thành Khum Chương cùng phó tướng Khum Lụm cầm quân xuôi sông Đà vào Bắc Yên, vượt núi vào Phù Yên rồi tiến vào Mường Lò đánh đuổi quân giặc chạy tan tác.

Khum Chương cùng quân lính tiến quân khải hoàn trở về. Một buổi chiều, Khum Chương và phó tướng Khum Lụm cưỡi ngựa đi chơi, qua khe suối có nước trong vắt, Khum Chương cúi xuống đưa tay vục nước uống, vô tình để Khum Lụm biết được nàng là gái giả trai. Khum Lụm uất ức phải làm phó cho một nữ nhi nên hô lính đuổi giết Khum Chương.

Khum Chương quay lại rút kiếm chém chết Khum Lụm và thốc ngựa chạy vào rừng sâu. Thấy quân lính hỗn loạn, Khum Chương dừng ngựa ngửa mặt kêu trời. Trời thương nên thả nôi mây xuống đón hồn nàng và cho dội một trận mưa. Bỗng xác Khum Chương và quân lính đều biến thành đá. Sau khi Khum Chương chết, dân bản đã trả lại tên con gái cho nàng là nàng Han và làm miếu thờ cúng hàng năm vào ngày rằm tháng 3 âm lịch.

Nàng Han không chỉ là nhân vật được thờ phụng của người dân ở xã Mường So hay địa bàn tỉnh Lai Châu nói riêng mà Nàng Han là nhân vật thờ phụng của tất cả đồng bào dân tộc Thái Trắng trên cả khu vực Tây Bắc. Nàng Han trong tâm linh 16 xứ Thái, xứ Mường ở Tây Bắc giống như Bà Trưng, Bà Triệu đối với người Kinh.

freSy with passion

Điểm đặc biệt

Từ năm 2007, Lễ hội Nàng Han được phục dựng và duy trì thường niên hàng năm, thu hút đông đảo Nhân dân các dân tộc trong, ngoài khu vực tham dự.

Lễ hội Nàng Han gồm hai phần: Phần lễ và phần hội. Phần lễ có hoạt động dâng hương tại Đền thờ Nàng Han. Phần hội gồm có thi văn nghệ; thi người đẹp Mường So; thi ẩm thực; trưng bày không gian dân tộc Thái và các sản phẩm OCOP; trình diễn Nghệ thuật múa xòe dân tộc Thái và vòng xòe đoàn kết; trình diễn Lễ hội Kin lẩu khẩu mẩu; hoạt động thể thao và trò chơi dân gian; thực hành Lễ hội Áp Hô Chiêng…

Vinh danh:

Nàng Han không chỉ là nhân vật được thờ phụng của người dân ở xã Mường So hay địa bàn tỉnh Lai Châu nói riêng mà Nàng Han là nhân vật thờ phụng của tất cả đồng bào dân tộc Thái Trắng trên cả khu vực Tây Bắc. Nàng Han trong tâm linh 16 xứ Thái, xứ Mường ở Tây Bắc giống như Bà Trưng, Bà Triệu đối với người Kinh. Ngày 25-12-2007, Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu ra Quyết định số 2057/QĐ-UBND công nhận Đền thờ Nàng Han là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp tỉnh.

Hướng dẫn đường đi

Địa chỉ: bản Tây An thuộc xã Mường So và bản Phai Cát, xã Khổng Lào, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu, Việt Nam

Số điện thoại: 0868419888

freSy with passion

Tổng Hợp Từ Internet.

Bài viết khác

The ÂN - Working with love
Tài trợ & Đối tác
KHỞI NGHIỆP CÔNG NGHỆ THÔNG TIN: HÀNH TRÌNH TỪ Ý TƯỞNG ĐẾN THÀNH CÔNG
The ÂN - Working with love
The ÂN - Working with love
Tình yêu thương

đến từ khách hàng của freSy!

Nhận tin mới nhất