Từ ngàn xưa, ông cha ta đã nhìn thấy lợi ích uống trà đem lại. Uống trà là để phòng chống ung thư, giảm béo, đẹp da… và hơn thế nữa, sau cây lúa, chè là loại cây gắn bó đặc biệt với người Việt.
Các sản phẩm trà có mặt trong mỗi gia đình, trong mọi nghi thức từ đám cưới, tuổi thọ đến đám tang, ngày giỗ, v.v. Nhưng, trong suốt lịch sử uống trà hàng ngàn năm, người Việt Nam không có truyền thuyết nào về trà. Điều này dễ dàng được giải thích bởi một tâm hồn Việt Nam đơn giản và trung thực. Nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta quá đơn giản, vụng về trong nghệ thuật chế biến.
Mỗi người thưởng trà đều có cách khác nhau khó có thể nói ai sành hơn ai. Người thì chọn hương, người lại chọn vị, người tìm kiếm loại trà đọc, trà lạ và người lại ưa kiếm bộ đồ uống trà đẹp. Nhưng tựu chung trong cách thưởng trà tất cả trà hữu đều tìm đến sự tường mình: Nguồn gốc chè, Qui trình chế biến, Chọn nước và trà cụ, Cách pha từng loại trà và Phong thái thưởng lãm.
Nói đến cách chọn trà ngon, ở mỗi vùng chè có thổ nhưỡng khí hậu khác nhau cho các giống chè khác nhau. Từ vùng nguyên liệu tốt sẽ có sản phẩm tốt. Tuy nhiên mỗi vùng cũng có cái riêng đặc trưng để người yêu trà khám phá thêm. Điều quan trọng vẫn là chọn trà đúng theo mùa, theo vùng thổ nhưỡng là nguyên tắc vàng. Tuy nhiên, khâu chế biến trà rất quan trọng, chiếm 70% chất lượng của sản phẩm. Đây là quá trình can thiệp trực tiếp của con người tới sản phẩm, mỗi người, mỗi nhà làm trà tạo ra hương và vị khác nhau mà để giữ chân khách hàng của mình như một bí kíp truyền từ đời này qua đời khác. Chính thế mà nhiều người bỏ tiền khoản lớn đi tìm được cho những hiệu trà danh tiếng và lâu đời.
Để có ly trà ngon đúng nghĩa, việc chọn nước và trà cụ không kém phần quan trọng. Chọn nước phải chú ý nước phải trong, tinh khiết không mùi vị. Ngạn ngữ có câu “Nước là mẹ của trà”, chọn được nước tốt đã quí nhưng chọn đúng nhiệt độ của nước để pha từng loại trà còn quí hơn. Nước chưa đủ nhiệt độ thì chén trà có hương ngái, vị tanh. Ngược lại, nước có nhiệt độ quá cao là hương trà bị nồng, trà mất vị mà không pha được nhiều nước. Khi đúng nhiệt độ, chén trà có hương vị tròn đầy, hương trà nhè nhẹ lan tỏa, vị trà thanh ngọt, pha được nhiều lần.
Theo thống kê Việt Nam đứng thứ 7 về sản xuất và thứ 5 về xuất khẩu trà, sau các nước Ấn Độ, Trung Quốc, Srilanca, Nhận Bản… Đến nay cả nước có khoảng 130.000ha chè, sản lượng chè búp khô đạt khoảng 160.000 tấn/năm.
Khi đã có trà ngon, tinh tế hơn là chọn ấm chén. Ngày đông chọn chén dày, miệng khum để giữ nhiệt, ngày hè nóng bức thì dùng chén miệng rộng. Uống trà xanh dùng chén mắt trâu, trà bán lên men như trà oolong, thiết quan âm… dùng chén cỡ trung và hồng trà, trà dược dùng chén lớn. Đặc biệt “chè tươi” ngon và đẹp hơn khi dùng bát sành. Cẩn trọng chọn ấm pha trà hợp với số người uống, có loại đọc ấm, song ấm, quần ấm. Ấm sứ thường pha trà ướp hương, trà thiết quan âm và ấm đất tử sa để pha trà xanh, trà oolong, trà phổ nhĩ… để đánh thức tròn hương vị trà. Nhưng trên hết, bộ đồ pha trà phải luôn luôn sạch sẽ tinh tươm mới đạt được cái thanh tao của trà… Và người thưởng trà kỹ lưỡng bao nhiêu trong chọn trà chọn nước để đến khi thưởng chén trà trên tay mà rõ Nhật – Nguyệt trong chén trà…
Không phải ngẫu nhiên mà từ xưa đến nay, người phương Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng đã nâng trà lên thành trà đạo. Người ta nói rằng nghệ thuật uống trà là nghệ thuật của thiền định, nghệ thuật của tẩy bụi trầ. Nên không có gì tuyệt vời bằng mỗi sáng sớm chúng ta bắt đầu bằng một chén trà. Hơn nữa, là trong trà xanh có caffeine và tanin là những hoạt chất làm chúng ta hưng phấn, tỉnh táo. Buổi sáng sớm không gian vô cùng tĩnh lặng, ta chưa gặp ai, chưa ai làm điều bực mình hay hờn dỗi cả, với tâm thanh tịnh như vậy ta rất dễ cảm nhận hương vị của trà. Ngoài ra, có thể uống trà buổi trưa, đặc biệt là buổi tối. Buổi tối là thời gian rất tốt để uống trà vì lúc đó mọi người tạm kết thúc công việc của một ngày, có dịp để buông thư tâm của mình, chia sẻ câu chuyện với gia đình, người thân, tình thương sẽ càng ngày càng thắt chặt.
Thiết nghĩ, nếu chén trà Việt Nam trở vào đời sống thực, thưởng trà không chỉ đơn giản là sạch miệng, tiêu hóa thức ăn mà quan trọng hơn là giúp nâng cao tình thương, sự gắn kết của mỗi thành viên trong gia đình, sẽ trở thành văn hóa ấm thực trong từng nếp nhà Việt. Hơn nữa, trà là một sản phẩm đặc biệt, là sự kết tinh của văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần, nhưng người Việt từ trươc đến nay chỉ chú ý đến viêc làm sao để sản xuất trà ngon, xuất khẩu mà không phải là quảng bá văn hóa trà Việt Nam. Trong khi đó, Nhật Bản, Trung Hoa hay Đài Loan lại cực kỳ chú tâm đến vấn để phát triển quảng bá văn hóa trà. Không chỉ tại nước mình, họ còn đi khắp thế giới để quảng bá trà. Việc này không phải chỉ của những nghệ nhân trà mà đều có sự yểm trợ của cả xã hội. Đó là lý do vì sao trà Việt rất đặc biệt nhưng chưa được nhiều người biết đến ngay cả trong nước và trên thế giới.
Uống trà để thanh tịnh, nhận diện được cuộc sống này hạnh phúc. Hạnh phúc không chỉ là nhiều tiền, không phải địa vị công danh mà đôi khi chỉ đơn giản là thảnh thơi trong một không gian được uống trà với tri kỷ, được lắng nghe, sẻ chia tất cả những khoảng khắc đó.
Nguồn Internet