Hủ Tiếu Sa Đéc (Đồng Tháp)

Hủ tiếu là món ăn quen thuộc của người dân Nam bộ. Tùy theo cách chế biến mà hủ tiếu từng vùng lại có hương vị riêng. Với hương vị độc đáo của mình, trước nay, hủ tiếu Sa Đéc luôn giữ chỗ đứng đặc biệt trong lòng thực khách trong và ngoài tỉnh.

Hủ tiếu là món ăn phổ biến đối với nhiều người miền nam. Tuy nhiên, món hấp dẫn nhiều thực khách, mang đậm hương vị miền quê phải nhắc đến hủ tiếu Sa Đéc.

Bánh hủ tiếu được làm từ bột gạo, có màu trắng sữa, cọng to, sợi mềm, độ dai vừa phải và không bị bở. Khi nuốt, nếu để ý kỹ bạn sẽ thấy cọng hủ tiếu có vị ngọt dịu. Hủ tíu Sa Đéc được lợi thế là ngay địa phương có nghề làm bột gạo truyền thống trên 100 năm, tập trung nhiều nhất ở xã Tân Phú Đông. Bột gạo Sa Đéc là sản phẩm nổi tiếng của địa phương được dùng làm nguyên liệu sản xuất bánh phở, hủ tíu, bún ăn liền và được xuất khẩu ra nước ngoài từ trước năm 1975 đến nay. Bánh hủ tíu được làm từ bột gạo Sa Đéc đẹp và ngon: trắng mịn, ngọt, mềm mà không bở, không vị chua.

Để ăn món hủ tiếu Sa Đéc, thực khách có thể gọi loại thịt, xương hay khô tùy thích. Thịt và xương được chế biến trong món này giữ được độ mềm, ngon. Nước lèo không sử dụng các loại gia vị có sẵn như bột ngọt, đường, muối… mà được hầm từ xương heo.

Nguyên liệu quan trọng khác của hủ tiếu Sa Đéc là thịt nạc băm, thịt nạc nguyên miếng dày, miếng chả vàng, tim, gan, phèo… đều mới “ra lò”, còn nóng ấm. Điểm xuyết nét đẹp mắt và ngon thơm miệng lưỡi cho tô hủ tiếu Sa Đéc có hành lá xắt nhuyễn, mấy cọng ngò, nhất là sự hiện diện của “tăng xại” – cải xắt nhỏ ướp hương vị đặc trưng của người Hoa. Bên cạnh tô hủ tiếu là dĩa giò cháo quẩy, dĩa rau tươi (giá, hẹ cắt đôi, cần tàu và xà lách), chén nhỏ xì dầu, lọ ớt sừng trâu xắt lát ngâm giấm.

Hủ tiếu là món ăn quen thuộc của người dân Nam bộ. Tùy theo cách chế biến mà hủ tiếu từng vùng lại có hương vị riêng. Với hương vị độc đáo của mình, trước nay, hủ tiếu Sa Đéc luôn giữ chỗ đứng đặc biệ trong lòng thực khách trong và ngoài tỉnh.

Nguồn: Tổ chức Top Việt Nam

Chia sẻ:

Bài viết khác