Quả vả – Từ loại quả dân dã đến vị thuốc quý trong Đông y

Quả vả là một loại quả vô cùng dân dã và quen thuộc với đời sống của chúng ta. Dân dã là thế, nhưng đây lại là loại quả có rất nhiều tác dụng và là một thành phần quan trọng trong nhiều bài thuốc quý như: ngăn chặn ung thư, giúp chắc khỏe xương, giảm cholesterol… Hôm nay caythuocdangian.com sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu kỹ càng về loại cây này nhé.

Quả vả là gì

Vả có tên khoa học Ficus auriculata, là một loài cây thuộc chi Ficus và thuộc họ Dâu tằm. Đây là loài có nguồn gốc Hymalaya, miền nam Trung Quốc, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam. Là loài cây thường xanh, nhưng trong một số vùng khí hậu, nó có thể rụng lá trong mùa đông.

Quả giống như quả sung nhưng to hơn, thường được sử dụng làm thức ăn và làm thuốc chữa bệnh. Cây còn có tên gọi khác là cây Sung Mỹ, Sung tai voi, Sung lá rộng. Mùa ra trái kéo dài từ tháng 12 năm trước tới tháng 7 năm sau. Các thời gian khác trong năm cây vẫn cho trái rải rác.

Đặc điểm của cây vả

Vả là loại cây thân gỗ nhỏ cao 5-10m, có nhiều cành, phần non có lông cứng. Lá vả thường to, phiến hình trái xoan, có lông ở mặt dưới, mép lá khía răng không đều.

Cụm hoa vả mọc ở gốc hay trên cành già phát triển thành quả to, hình cầu dẹt, Quả khi còn non có vỏ màu xanh, lông mịn. Bên trong quả có lớp cơm màu trắng, khi quả chín có màu đỏ. Cây dễ trồng, ít cần phân bón và công chăm sóc. Cây thường mọc nơi ẩm ướt như bờ khe, bờ suối.

Phân bố cây vả

Loại cây này được trồng chủ yếu tại một số quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á như Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam. Riêng ở Việt Nam, với đặc điểm cây dễ trồng, phù hợp với nhiều loại đất cây được trồng trên khắp cả nước nhưng tập trung chủ yếu là ở vùng Thừa Thiên – Huế.

Thành phần hóa học của quả vả

Trong 100 gam quả vả sấy khô có chứa: protein 3,3 gam, chất béo 0,93 gam, đường 47,92 gam, các vitamin thuộc nhóm B như B1 0,085mg, B2 0,082mg, B3 0,619mg, B5 0,434mg, B6 0,106mg, B9 9µg, PP 0,3mg và C 1,2mg. Tổng lượng vitamin chiếm khoảng 37% trọng lượng trái khô. Một số lượng lớn các chất khoáng và vi lượng chiếm hơn 70%, cao nhất là calcium là 162mg (tỉ lệ 16%), magnesium 68mg (9%), còn lại như phosphor (16%), sodium (14%), sắt (8%), kẽm (6%), đồng, mangan… Ngoài ra trái vả còn cung cấp nhiều chất ở dạng hợp chất flavonoit và polyphenol, chất nhầy và pectin.

Quả vả – Loại quả dân dã đến vị thuốc quý trong Đông y

Tác dụng của quả vả

Theo Đông y, quả có vị ngọt tính bình, tác dụng làm mạnh dạ dày, nhuận tràng, thanh nhiệt, giải độc, tiêu đờm, lợi tiểu. Trong quả vả chứa nhiều thành phần dinh dưỡng, tác dụng thanh nhiệt, nhuận phế, kiện vị, cầm tiêu chảy. Thích hợp sử dụng cho người phế nhiệt, khản tiếng, tỳ vị hư yếu, tiêu hóa kém, trẻ em tiêu chảy lâu ngày, táo bón. Các nghiên cứu cho biết quả có khả năng chống ung thư. Rễ vả lá có tác dụng tiêu thũng giảm độc, tiêu viêm và chỉ thống.

1. Ngăn chặn ung thư

Coumarin có trong quả có thể làm giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt. Nếu chúng ta ăn thường xuyên có thể giúp giảm nguy cơ ung thư vú và ung thư ruột kết. Tác dụng tốt đối với cả nam và nữ.

2. Giúp xương chắc khỏe

Loại quả này rất giàu magiê, canxi, và vitamin K2. Chúng đều là những chất quan trọng và cần thiết cho xương của chúng ta, giúp kéo dài tuổi thọ xủa xương và bảo vệ khung xương, ngăn ngừa loãng xương và giúp tăng mật độ xương

Đây cũng là một lựa chọn thay thế tuyệt vời cho các liệu pháp điều trị của những người cần bổ sung canxi nhưng lại bị dị ứng với các sản phẩm sữa.

Cây hoa lài cũng có tác dụng chữa lành vết xương khớp bị chấn thương.

3. Giúp làm giảm cholesterol

Các chất xơ hòa tan được tìm thấy trong quả gọi là pectin giúp trong việc giảm cholesterol. Pectin có khả năng hòa tan một lượng lớn cholesterol và bài tiết ra bên ngoài. Ăn loại quả này giúp làm giảm lượng triglyceride huyết thanh. Mức Triglyceride được coi là dấu hiệu để dự đoán các vấn đề sức khỏe tim mạch và béo phì hơn so với đọc cholesterol.

4. Ngăn ngừa huyết áp cao và nhồi máu cơ tim

Với hàm lượng kali, omega-3, omega-6 cùng với phenol, loại quả này có khả năng giúp duy trì huyết áp ổn định và phòng chống bệnh tim mạch vành. Với những người huyết áp cao, nếu đều đặn sử dụng có thể phần nào yên tâm về bệnh.

5. Ngăn ngừa bệnh thiếu máu

Với thành phần chứa rất nhiều chất sắt và các khoáng chất giúp tạo ra các tế bào máu đỏ và ngăn ngừa bệnh thiếu máu.

Phụ nữ mang thai được khuyến khích ăn vả để giữ mức độ tế bào hồng cầu của họ ca vì vậy, họ có thể bổ trái vả khô mực vào thực đơn của mình.

6. Hỗ trợ chữa bệnh tiểu đường

Do Vả giàu kali nên giúp điều hòa lượng đường trong máu. Điều này có lợi cho người bệnh tiểu đường. Ngoài ra, những người có chế độ ăn uống chứa sodium có thể bị mất can-xi trong nước tiểu. Hàm lượng kali cao trong quả Vả giúp phòng ngừa hiện tượng này.

7. Chống ôxy hóa

Giống như họ sung, quả vả chứa nhiều chất chống oxy hóa. Chất oxy hóa có khả năng chống lại các gốc tự do, là nguyên nhân gây ra nhiều loại bệnh.

Chất chống ôxy hóa của vả đã chứng minh những lợi ích sức khỏe của mắt cao hơn so với chất chống ôxy hóa thực vật như cà rốt, thậm chí cung cấp bảo vệ chống lại thoái hóa điểm vàng (ARMD), nguyên nhân hàng đầu gây mù.

8. Hỗ trợ giảm cân

Với hàm lượng chất xơ cao (9,8g) và ít năng lượng (100 gam khô cho 250kcal), đây là một loại thực phẩm lý tưởng cho những người ăn kiêng hoặc những người tạng béo phì. Ngoài ra, với pectin và các chất xơ hòa tan chứa trong quả vả, khi bổ sung vào cơ thể, chúng sẽ phát huy tác dụng tối ưu trong quá trình trao đổi chất và hệ tiêu hóa để những chất béo, năng lượng dư thừa tích tụ lâu ngày có cơ hội được giải phóng và đốt cháy một cách dễ dàng từ đó mang lại hiệu quả giảm cân.

9. Chữa mụn trứng cá

Theo kinh nghiệm dân gian, ăn loại quả này cũng là một cách ngăn ngừa và chữa trị mụn trứng cá. Do chứa hàm lượng nước cao, và các khoáng chất có tính kiềm. Ăn các khoáng chất có tính kiềm này sẽ cho cơ thể tạo ra sự cân bằng pH cho làn da và điều trị mụn trứng cá.

Quả vả – Loại quả dân dã đến vị thuốc quý trong Đông y

Các bài thuốc từ quả vả
1. Chữa táo bón

Đối với người bệnh bị chứng táo bón, ta lấy tầm 5 quả chín nấu nhừ cùng với 100g khoai lang sau đó cho khoảng 30g đường đỏ vào quấy đều. Lượng thuốc này chia làm 2 lần uống, người bệnh cần sử dụng liên tục từ 3-4 ngày để thấy được hiệu quả rõ rệt.

2. Chữa tỳ hư, tiêu chảy lâu ngày, tiêu hóa kém

Đối với chứng bệnh này, chúng ta lấy quả phơi khô, thái hạt lựu, sao vàng, cho đường trắng và nước sôi vào hãm lấy nước uống thay trà trong ngày. Vị thuốc này người bệnh nên kiên trì uống liên tục trong một thời gian nhất định.

3. Chữa cảm hay ngộ độc

Lấy quả vả 200g, quả sung 200g, lá móc mèo 50 g, rễ canh châu 50 g. Các vị thuốc trên chúng ta mang thái nhỏ phơi khô, tẩm rượu, sao vàng. Người bệnh cần uống 2 lần một ngày và sử dụng liên tục trong một tháng.

4. Chữa họng sưng đau

Khi bị đau họng, ta hãy lấy quả vả non 100g, lá chó đẻ 50g, búp tre 30g. Rửa sạch các vị, giã nát, sao nóng rồi đắp vào cổ nơi đau rát và băng giữ. Ngày làm 2 lần và liên tục trong vài ngày sẽ thấy được tác dụng.

5. Làm tăng tiết sữa mẹ

Quả vả khô đem sấy giòn, tán bột. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 12g, hòa với nước đun sôi để nguội. Đây là một bài thuốc đơn giản mà vô cùng hiệu quả dành cho các mẹ sau sinh. Sau khi sử dụng 3-5 ngày sẽ thấy hiệu quả.

Quả vả – Loại quả dân dã đến vị thuốc quý trong Đông y

Lưu ý khi sử dụng quả vả

Trong quả vả thường chứa lượng đường cao nên khi sử dụng cho trẻ em có thể gây sâu răng và tiêu chảy. Ngoài ra ăn quả giúp làm giảm lượng đường trong máu, điều này có lợi cho bệnh nhân bị tiểu đường nhưng có thể gây tác dụng ngược lại đối với những người có lượng đường huyết thấp. Ăn quá nhiều quả vả trong một lúc cũng có thể gây ra đầy bụng. Vì vậy, chúng ta nên chú ý khi sử dụng loại quả này.

Nguồn: Cây Thuốc Dân Gian

Chia sẻ:

Bài viết khác