Thế nào là thuần chay?

Thuần chay (hay “Veganism” trong tiếng Anh) là một phong cách sống chay thực hiện việc tránh dùng sản phẩm từ động vật, chủ yếu là trong chế độ ăn, và được cho là khởi nguồn từ triết lý phản đối việc động vật bị coi như hàng hóa. Một người thực hiện chế độ ăn chay hoàn toàn hoặc triết lý chay hoàn toàn được gọi là “Vegan”. Có những cách gọi riêng để phân biệt giữa những người theo các chế độ ăn chay khác nhau. Chế độ ăn chay hoàn toàn còn được biết đến với tên gọi “chay tuyệt đối”, chế độ này yêu cầu cự tuyệt dùng các sản phẩm như thịt, trứng và sản phẩm từ sữa và các sản phẩm từ động vật. Một Vegan yêu động vật, còn được biết đến với tên gọi “người ăn chay yêu động vật”, là một người không chỉ có chế độ ăn chay hoàn toàn mà còn đi xa hơn nữa bằng việc áp dụng triết lý chay hoàn toàn vào nhiều mặt cuộc sống của họ, và họ phản đối việc sử dụng động vật cho bất kỳ mục đích gì. Một cách gọi nữa là “Thuần chay bảo vệ môi trường” ám chỉ việc tránh sử dụng sản phẩm từ động vật bởi vì việc công nghiệp hóa chăn nuôi hiện đang gây hại cho môi trường và không đem lại sự ổn định lâu dài cho xã hội.

Hiện nay vẫn còn thiếu bằng chứng về việc thực hiện chế độ ăn chay hoàn toàn sẽ giúp giảm thiểu những Hội chứng chuyển hóa (Hội chứng chuyển hóa là cách nói ngắn gọn chỉ những bệnh tiểu đường, huyết áp cao và thừa cân), nhưng một số bằng chứng chỉ ra rằng thực hiện chế độ ăn chay hoàn toàn có thể giúp giảm cân, đặc biệt là trong một khoảng thời gian ngắn. Chế độ ăn chay hoàn toàn thường có xu hướng giàu các chất xơ dietary, ma-giê, axit folic, vitamin C, vitamin E, sắt và hóa chất thực vật; và có xu hướng ít năng lượng, chất béo bão hòa, cholesterol, axit béo Omega-3 liên kết dài, vitamin D, canxi, kẽm và vitamin B12. Khi loại trừ toàn bộ sản phẩm từ động vật, một người theo chế độ ăn chay hoàn toàn (Vegan) có thể gặp phải những chứng thiếu chất mà sẽ làm mất đi những lợi ích sức khỏe và có thể gặp phải những vấn đề sức khỏe trầm trọng. Một số chứng thiếu chất này có thể cải thiện bằng cách sử dụng thực phẩm bổ sung hoặc đồ ăn được tăng thêm chất dinh dưỡng thường xuyên, trong đó việc bổ sung vitamin B12 phải được chú ý đặc biệt.

CÁC CHẾ ĐỘ THUẦN CHAY

Mỗi người có thể chọn cho mình một (hay kết hợp một vài) chế độ ăn phù hợp trong các loại phổ biến dưới đây:

  • Chế độ thuần chay ăn thực phẩm toàn phần: ăn đa dạng các thực phẩm từ thực vật khác nhau như rau củ quả, trái cây tươi, ngũ cốc nguyên hạt, các đậu hạt…
  • Chế độ thuần chay ăn thực phẩm thô: ưu tiên ăn các thực phẩm chưa qua chế biến hoặc chế biến đơn giản, gần với nguyên bản nhất. Ở chế độ này thực đơn của bạn cũng chủ yếu là các loại trái cây, rau củ quả, nấm, các loại đậu hạt và chúng được ăn sống hoặc nấu dưới 48 độ C.
  • Chế độ 80/10/10: đây là chế độ thuần chay thuần thực phẩm thô nhưng loại trừ các thực phẩm chứa chất béo như hạt, quả bơ, dầu thực vật… chỉ ưu tiên ăn rau xanh, nấm và trái cây. Chế độ này còn có tên là thuần chay thực phẩm thô ít béo.
  • Chế độ ăn giàu tinh bột: là chế độ 80/10/10, ăn ít béo, nhiều tinh bột nhưng không ăn nhiều trái cây mà tập trung vào tinh bột lấy từ các loại củ như khoai lang, khoai tây, gạo, bắp… đã nấu chín.
  • Chế độ ăn thô tới 4 giờ: là chế độ ăn thuần chay ít béo có sự pha trộn giữa chế độ 80/10/10 với chế độ ăn giàu tinh bột. Theo đó bạn sẽ ăn thực phẩm thô đến 4 giờ chiều và bữa tối bạn được tùy chọn các thực phẩm thực vật nấu chín.
  • Thực phẩm “rác”: với chế độ này bạn sẽ không ăn thực phẩm thực vật toàn phần mà ăn nhiều thịt chay, phô mai béo, các loại khoai chiên, các món tráng miệng béo ngọt thuần chay và các thực phẩm chay chế biến sẵn khác.
Chia sẻ:

Bài viết khác