Bún thang lươn được xem là một trong những đặc sản nổi tiếng của Hưng Yên. Bún thang lươn là sự kết hợp của màu sắc các nguyên liệu và hương vị thơm ngon, thanh khiết. Món ăn được ví như một thang thuốc bổ có nhiều dưỡng chất tạo cho bát bún trở thành một tác phẩm nghệ thuật tuyệt hảo.
Bánh nẳng là loại bánh dân dã thường được làm trong những ngày lễ tết của đồng bào các dân tộc miền núi phía Bắc. Ở mỗi vùng miền cách thức làm bánh nẳng có sự khác nhau tạo nên nét riêng biệt cho hương vị bánh.
Bạn có thể đã từng thưởng thức nhiều món ăn đặc sản của các tỉnh miền núi phía Bắc, nhưng nếu bạn chưa từng nếm thử “chả cuốn lá bưởi” món ăn dân tộc Mường (Hòa Bình), trải nghiệm cảm giác thú vị, lạ lẫm mà món ăn này mang lại thì quả là điều đáng tiếc.
Cá lóc nướng trui là một trong những món ngon trứ danh ở các tỉnh miền Tây, đặc biệt là ở Hậu Giang. Món cá nướng này được xem là “quốc hồn quốc túy” của người dân miệt sông nước…
Cá mòi kho là một trong những món ăn đặc sản nổi tiếng của Hải Phòng. Cá mòi kho có vị thơm rất riêng mà đậm đà, gia vị đặc trưng chỉ ở Kiến Thụy có.
Rươi Tứ Kỳ vốn là đặc sản nổi tiếng của tỉnh Hải Dương. Rươi có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như chả rươi, lẩu rươi, nem rán, mắm rươi…Đây là món ăn hấp dẫn để lại nhiều ấn tượng đối với thực khách khi đã thưởng thức.
Nói đến các món ngon Hà Nội, không thể không nhắc tới món bún chả Hà Nội, món ăn được mệnh danh như một thứ “quà” đặc sản mà người Hà Nội đã gửi đến các vùng miền khác của đất nước.
Vùng đất Hà Giang không chỉ được biết đến với những điểm du lịch nổi tiếng, những lễ hội văn hoá độc đáo và món ăn đặc sản lạ mà nơi đây còn hấp dẫn khách du lịch bởi món chè Shan Tuyết…
Điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng thuận lợi đã mang lại cho vùng đất Tây Nguyên nhiều loại đặc sản quý. Một trong những đặc sản trứ danh không thể không nhắc đến khi đến Tây Nguyên, đó chính là mật ong rừng Gia Lai.
Một trong những giống xoài ngon nổi tiếng của Đồng Tháp là xoài Cát Chu. Đây là loại cây dễ trồng, dễ chăm sóc và cho năng suất cao, chất lượng thơm ngon.
Hủ tiếu là món ăn quen thuộc của người dân Nam bộ. Tùy theo cách chế biến mà hủ tiếu từng vùng lại có hương vị riêng. Với hương vị độc đáo của mình, trước nay, hủ tiếu Sa Đéc luôn giữ chỗ đứng đặc biệt trong lòng thực khách trong và ngoài tỉnh.
Gỏi bưởi có màu sắc hài hòa, đủ vị chua the từ tép bưởi, ngọt từ tôm, thơm mùi gia vị khiến người ăn thích thú.
Nếp nương được trồng nhiều ở các tỉnh Tây Bắc nhưng nói đến loại nếp ngon nhất người ta thường nghĩ ngay đến nếp nương Điện Biên.
Cá lăng thuộc họ cá da trơn thường sống ở nhiều nơi, nhưng nhiều nhất là cá lăng đuôi đỏ thường sống ở sông Sêrêpốk chảy qua địa bàn huyện Krông Nô và huyện Cư Jút thuộc tỉnh Đắk Nông.
Bánh tráng cuốn thịt heo 2 đầu da (Thành phố Đà Nẵng) là món ăn tưởng đơn giản lại rất ngon miệng và tốt cho sức khỏe với sự cân bằng tuyệt vời về mùi vị và dinh dưỡng.
Đến với Đà Nẵng mà không thưởng thức một miếng chả bò thì chưa thật sự đến với nơi này.
Hội tụ không chỉ các nguyên liệu truyền thống như nếp cẩm, đậu xanh, nước cốt dừa, thịt mỡ, ngoài ra ở một số địa phương bánh tét lá cẩm Cần Thơ còn được bổ sung thêm một số thành phần hết sức bắt vị như mỡ hành, lòng đỏ hột vịt muối, thịt heo.
Bánh Ít lá gai là loại bánh đặc sản của người dân tỉnh Bình Định, không thể thiếu trong các dịp lễ, Tết, giỗ hay cưới, hỏi… Bánh tuy gọi là “ít” nhưng chứa đựng biết bao tình cảm…
Nếu sầu riêng là loại trái cây đặc trưng của Nam Bộ thì măng cụt ở vườn Lái Thiêu lại là quả ngọt trái lành đất Bình Dương nói chung và thị xã Thuận An nói riêng.
Bánh phồng sữa dừa hay bánh phồng sữa, bánh tráng sữa là những tên gọi của món bánh đặc sản ở Bến Tre. Ngoài kẹo dừa, người dân còn dùng dừa để làm bánh, tạo nên món ăn nổi tiếng gần xa.
Khi nói đến chuyện “Ăn xứ Bắc, mặc xứ Kinh” , những người sành về ẩm thực của vùng Bắc Ninh – Kinh Bắc chắc chắn sẽ nhắc đến tục thi cỗ và nghệ thuật nấu ăn khéo léo của một vùng quê danh tiếng Thị Cầu.